Bạn tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt điện dân dụng để tìm hiểu sự cố quạt điện nhà mình đang gặp ? ĐIỆN MÁY SHARP VIỆT NAM xin gửi đến các bạn chi tiết cấu tạo từng phần của quạt điện cũng như nguyên lý hoạt động của nó ở đây.

+ Để tự sửa được một chiếc quạt điện dân dụng bàn cần biết được bên trong cái quạt có những bộ phận nào và nguyên lý hoạt động của nó để khắc phục được lỗi của nó.

Xem thêm: Cách sửa quạt điện quay yếu

1. Cấu tạo quạt điện dân dụng

Bạn cũng nhìn thấy được cấu tạo quạt điện nhìn rất đơn gian và hầu hết chúng ta có thể nhìn được bằng mắt thường và rất dễ nhận biết.

Cấu tạo

  1. Lồng quạt
  2. Cánh quạt ( Cánh được bắt liên với trục rôt)
  3. Phần vỏ nhựa
  4. Núm vặn số tốc độ quạt
  5. Túp năng ( Gồm có mô tơ quay, để chỉnh quạt quay hoặc đứng )
  6. Tụ kích
  7. Bo mạch ( Đối với quạt điện tử )
  8. Điều khiển từ xa ( Quạt điện tự )
  9. Động cơ quạt ( Gồm cuộn dây, Roto, stato )
  10. Dây điện nguồn

Đây là toàn bộ thành phần cấu tạo lên một chiếc quạt điện dân dụng chúng ta thường sử dụng vào những ngày nắng nóng, không nhà nào là không có.

2. Nguyên lý hoạt động của quạt điện

Nguyên lý hoạt động của quạt điện rất đơn giản đó chính là : Dòng điện chạy vào động cơ của quạt máy, sẽ làm cánh quạt quay đẩy ra các luồng khí đến người sử dụng

=> Khi chúng ta bật số ( Bật điều khiển từ xa ) cho quạt chạy bất kỳ số nào lúc này nguồn điện sẽ cấp vào cuộn dây bên trong quạt lúc đó tụ kích sẽ phóng và nạp điện để kích cho cuộn Roto bên trong quay và cách quạt bên ngoài sẽ quay theo.

+ Túp năng : Khi bạn nhấn vào tup năng hoặc điều khiển từ xa lúc này nguồn điện 220V sẽ được cấp vào mô tơ tup năng bên trong để cho mô tơ chạy quay i rồi quay lại bằng một bộ mánh răng trục.

+ Bo mạch điện tử :Có tác dụng nhận lệnh và cấp điện cho các thiết bị chạy theo điều khiển từ xa và theo các phím nhấn bên trên quạt tương ứng với nút bạn nhấn.

+ Bộ số : Ở đây bạn phải dùng bằng tay ( Quạt cơ ) bạn sẽ chọn nhấn các số tương ứng với nguồn điện sẽ cấp cho các cuộn bên trong động cơ để cho quạt chạy mạnh hoặc yếu tương ứng.

+ Động cơ quạt : Động cơ quạt thường có 3 số

  1. Số nhỏ ( Quay yếu )
  2. Số trung bình ( Quay mức chung )
  3. Số lớn nhất ( Quạt quay mạnh nhất )

+ Mỗi số chạy của quận tương ứng với một cuộn dây quấn khác nhau được quấn chung bên trong động cơ quạt ( với phần này thường chỉ những người thợ điện mới am hiểu )

3. Một số loại quạt điện

  1. Quạt đứng: dùng để dưới đất, độ cao có thể thay đổi được, có thể xoay.
  2. Quạt để bàn: gồm quạt để bàn thông thường và quạt hộp. Quạt để bàn thông thường có thể xoay nhưng độ cao cố định. Quạt hộp thường có hai lớp cánh, có lợi ích là dễ di chuyển.
  3. Quạt trần: có hai dạng: quạt trần thông thường và quạt trần dùng trang trí.
  4. Quạt treo tường
  5. Quạt đá
  6. Quạt từ các công cụ điện tử
  7. Quạt hộp: Loại quạt này khá gọn gàng, hình chữ nhật, hình vuông hay hình cầu, có chắn quay theo các hướng khác nhau, tránh trẻ cho tay vào quạt, giữ an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.

Do mỗi loại quạt được lắp ở vị trí khác nhau nên tên gọi của nó cũng khác nhau nhưng caaos tạo và nguyên lý hoạt động của các loại quạt trên đều như sau.

5/5 - (1 bình chọn)