bang-don-vi-do-khoi-luong

Bạn có bài toán về đổi các đơn vị đo khối lượng với nhau nhưng bạn lại không biết cách quy đổi như thế nào? Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ bảng đơn vị đo khối lượngcách đổi đơn vị đo khối lượng kèm theo các dạng bài tập có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé

Định nghĩa đơn vị đo khối lượng

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học và trong cuộc sống. Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét.

Ví dụ: Chiều dài cái bàn là 1,5 mét, chiều rộng cái bàn là 1 mét. Một cậu bé cao 1,2 mét.

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.

Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.

Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.

Ví dụ: Một người đàn ông nặng 65 kg, đơn vị để đo là kg

Bảng đơn vị đo khối lượng

Lớn hơn ki-lô-gam Ki-lô-gam Bé hơn ki-lô-gam
Tấn Tạ Yến Kg hg dag g
1 tấn

= 10 tạ

= 1000kg

1 tạ

= 10 yến

= 100kg

1 yến = 10kg 1 kg

= 10 hg

= 1000g

1hg

= 10dag

= 100g

1dag = 10g 1g

Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo khối lượng kg (kg) là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.

Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng với nhau

Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề thì nhân số đó với 10. Nếu cách một đơn vị ở giữa ta thêm 2 số 0 và cách 2 đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự ….

Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg.

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.

Ví dụ: 10 kg = 1yến.

Các bạn có thể tham khảo sơ đồ đổi các đơn vị khối lượng:

bang-don-vi-do-khoi-luong

Bài tập về bảng đo đơn vị khối lượng có lời giải

Dạng 1: Đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng

Phương pháp giải: Phương pháp giải của dạng này cũng đơn giản. Chỉ cần học sinh nắm vững thứ tự các đơn vị trong bảng và cách quy đổi như chúng tôi đã giới thiệu ở trên sẽ dễ dàng giải bài toán thôi.

Ví dụ:

15 tạ = …. kg

100 tấn = … g

70 tạ = …. hg

44 kg = … dag

7 tạ 32 kg = … kg

91 tấn 5 kg = … kg

Dạng 2: Thực hiện phép so sánh

Phương pháp:

  • Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
  • Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.

Ví dụ 1: a, So sánh 4357 kg và 5000 g

Đổi: 5000 g = 5000 : 1000 = 5 kg

Vậy 4357 kg > 5000 g

b, So sánh 4300 g và 43 hg

Đổi 4300 g = 4300 : 100 = 43 hg

Vậy 4300 g = 43 hg

Dạng 3: Thực hiện phép tính

Phương pháp:

  • Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
  • Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, ta quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép tính bình thường.

Ví dụ 1: 57 kg + 56 g = ?

57kg = 57 ×× 1000 = 57 000g

57kg + 56g = 57 000g + 56 g = 57056g

275 tấn – 849 tạ = ?

275 tấn = 275 ×× 10 = 2750 tạ

275 tấn – 849 tạ = 2750 – 849 = 1901 tạ

Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

Ví dụ: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An có cân nặng là 32kg, Hoa có cân nặng là 340hg, Huyền có cân nặng là 41000g. Hỏi tổng số cân nặng của ba bạn là bao nhiêu ki-lô-gam?

Giải: Đổi: 340 hg = 34 kg

41 000 g = 41 kg

Tổng số cân nặng của ba bạn là: 32 + 34 + 41 = 107 (kg)

Đáp số: 107 kg

Đánh giá bài viết