cach-doc-gia-tri-cuon-cam-4-vach-mau

Bạn lúng túng không biết cách đọc giá trị cuộn cảm 4 vạch màu, 5 vạch màu hay cuộn cảm dán như thế nào cho chính xác? Ở trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc giá trị của cuộn cảm chi tiết từ A – Z giúp bạn có thể đọc được mọi thông số của cuộn cảm chính xác từ nhà sản xuất nhé

Cách đọc giá trị cuộn cảm 4 vạch màu

– Đối với cuộn cảm 4 vạch màu, hai vòng đầu tiên biểu thị các chữ số có nghĩa của giá trị điện cảm và vòng thứ ba biểu thị hệ số nhân. Giá trị của điện cảm tính theo đơn vị Micro-Henry. Vòng thứ tư cho biết dung sai

cach-doc-gia-tri-cuon-cam-4-vach-mau

– Nhìn vào bảng trên ta có vòng thứ nhất và vòng thứ hai sẽ cho biết chữ số có nghĩa là vàng là 4, tím là 7 tức số có nghĩa là 47.

  • Vòng thứ ba màu nâu tức hệ số nhân là 1 hay nói cách khác là nhân với 10^1
  • Vòng thứ tư màu đen tức là dung sai là +/- 20%
  • Như vậy cuộn cảm có giá trị danh nghĩa là 47×10^1= 470 uH và dung sai 20%.

– Ngoài ra, các bạn có thể ghi gián tiếp theo quy ước theo mầu như sau:

  • Vòng màu 1: chỉ số có nghĩa thứ nhất hoặc chấm thập phân
  • Vòng màu 2: chỉ số có nghĩa thứ hai hoặc chấm thập phân
  • Vòng màu 3: chỉ số 0 cần thêm vào, đơn vị đo là μH
  • Vòng màu 4: chỉ dung sai %.

cach-doc-gia-tri-cuon-cam-4-vach-mau

Lưu ý: Chỉ dùng cho các cuộn cảm nhỏ

– Nếu bạn không biết cách đọc giá trị của điện trở như thế nào thì hãy xem ngay: 3 cách đọc giá trị điện trở chính xác 100%.

Cách đọc giá trị cuộn cảm 5 vạch màu

– Mã màu 5 vạch được sử dụng trên các cuộn cảm đúc xuyên tâm được sử dụng làm cuộn cảm tần số vô tuyến quân sự.

– Trong các cuộn cảm này, vòng đầu tiên luôn có màu bạc cho biết là cuộn cảm được sử dụng trong các ứng dụng cấp quân sự. Vòng thứ hai và thứ ba chỉ ra các chữ số có nghĩa của giá trị điện cảm và vòng thứ tư cho biết hệ số nhân. Vòng thứ năm cho biết dung sai. Những cuộn cảm này có thể có dung sai thấp đến 1 phần trăm. Giá trị của điện cảm tính theo đơn vị Micro-Henry.

cach-doc-gia-tri-cuon-cam-5-vach-mau

Ví dụ: một cuộn cảm đúc có mã màu 5 vạch được in trên thân đầu tiên là vạch đôi màu bạc, vạch thứ 2 có màu xanh dương, vạch thứ ba có màu xanh lá, vạch thứ tư có màu nâu và vạch thứ năm có màu đỏ.

– Dựa vào bảng trên ta có

  • Vạch đôi màu bạc cho biết là cuộn cảm sử dụng cho tần số vô tuyến quân sự
  • Vạch thứ 2 màu xanh dương tức là 6, vạch thứ 3 màu xanh là tức là 5. Như vậy số có nghĩa là 65.
  • Vạch thứ 4 màu nâu tức là hệ số nhân là 1 hay nói cách khác là nhân với 10^1
  • Vạch thứ 5 màu đỏ tức là dung sai +/- 2%

– Như vậy cuộn cảm tần số vô tuyến quân sự có độ tự cảm danh nghĩa là 65×10^1=650 Micro-Henry với dung sai 2%.

– Bạn nên tìm hiểu kỹ cuộn cảm là gì để có thể đọc giá trị chính xác hơn.

Cách đọc giá trị của cuộn cảm dán

– Cuộn cảm dán hoặc cuộn cảm chip sử dụng các chấm màu thay vì các vạch màu. Cách đọc như sau: Sẽ có ba dấu chấm được đọc theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống. Hai dấu chấm đầu tiên cho biết các chữ số có nghĩa của giá trị điện cảm và dấu chấm thứ ba biểu thị hệ số nhân.

– Giá trị của độ tự cảm tính theo đơn vị Nano Henry. Giá trị cuộn cảm dán được đọc theo mã màu của hệ thống 4 vạch màu đã nói ở trên. Nếu có một dấu chấm đơn trên cuộn cảm dán tức là muốn biết giá trị và dung sai của cuộn cảm phải xem trong bảng dữ liệu (datasheet).

Cách đọc mã màu cuộn cảm RF

– Cuộn cảm RF cũng có giá trị tự cảm được biểu thị bằng dấu chấm. Các cuộn cảm này tương tự như cuộn cảm dán SMD nhưng có kích thước nhỏ hơn. Nếu có một dấu chấm đơn trên cuộn cảm RF tức là muốn biết giá trị độ tự cảm và dung sai phải xem bảng dữ liệu (datasheet) của cuộn cảm.

– Nếu có ba dấu chấm, hai dấu chấm nằm ở một đầu và một dấu chấm được in ở đầu kia. Hai dấu chấm được đọc từ trên xuống dưới và chỉ ra các chữ số có nghĩa của giá trị điện cảm. Dấu chấm đơn ở đầu kia cho biết hệ số nhân. Giá trị của độ tự cảm tính theo đơn vị Nano Henry. Mã màu của nó sẽ tuân theo bảng mã màu cuộn cảm 4 vạch màu đã nói ở trên.

Chúc các bạn thành công nhé!

5/5 - (1 bình chọn)