cuong do dong dien

Bạn đang tìm hiểu cường độ dòng điện là gì ? Để hiểu hơn về nó chúng tôi xin gửi đến các bạn chi tiết tất tần tật về cường độ dòng điện để mọi người có cái nhìn chính xác nhất. Nếu bạn đang học cấp 2 tìm hiểu về cường độ dòng điện bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ký hiệu, định nghĩa, công thức tính …cùng đón xem bên dưới đây nhé.

Xem thêm

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là đại lượng được dùng để chỉ mức độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại, dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng bé.

1. Ký hiệu

Cường độ của dòng điện được kí hiệu là I

2. Đơn vị đo

Đơn vị đo của cường độ dòng điện là Ampe viết tắt là A

3. Dụng cụ đo

Cường độ của dòng điện được đo bằng đồng hồ ampe kế.

dung cu do cuong do dong dien

Hiện nay ampe kế gồm có các loại như sau: ampe kế đo dòng điện, ampe kế đo AC/DC, dòng đo điện trở cách điện, ampe kế đo điện trở đất hoặc dòng đo miliampe hay còn gọi là miliampe kế.

Công thức tính cường độ dòng điện

Trong vật lý, cường độ dòng điện được tính bằng nhiều công thức, tùy vào từng trường hợp mà bạn vận dụng các công thức khác nhau

1. Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

Công thức tính cường độ dòng điện không đổi là cường độ dòng điện có giá trị không thay đổi theo thời gian.

I = q / t 

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện không đổi (A)
  • q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn ( C)
  • t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s)

2. Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau. Công thức như sau:

I = I0/√2

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng
  • I0 là cường độ dòng điện cực đại

3. Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

I = U/R

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (đơn vị A)
  • U: Hiệu điện thế (đơn vị V)
  • R: Điện trở (đơn vị Ω)

4.Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật ôm

  • Nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
  • Song song: I = I1 + I2 + … + In

Bài tập về cường độ của dòng điện

Ví dụ 1: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a) 0,35A = ….mA

b) 25mA = …. A

c) 1,28A = …..mA

d) 32mA = …. A

Lời giải

a. 0,35A = 350 mA

b. 425mA = 0.425A

c. 1,28A = 1280 mA

d. 32mA = 0,032A

Ví dụ 2: Hình 24.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:

a) Giới hạn đo của ampe kế

b) Độ chia nhỏ nhất

c) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1)

d) Số chỉ ampe kế khi kim ở vị trí (2)

cuong-do-dong-dien

Lời giải:

a) Giới hạn đo là 1,6A

b) Độ chia nhỏ nhất là 0,1A

c) I1 = 0,4A

d) I2 = 1.4A

Ví dụ 3:

Tiến hành mắc tụ điện có điện dụng 2μF vào mạng điện xoay chiều có điện áp 220V và tần số 50 Hz. Hỏi cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ điện là bao nhiêu?

Lời giải:

Tần số góc: ω = 2πf = 100π rad/s.

Dung kháng: Zc = 1/ωC = 1/ 100π.2.10-6 = 5000/π (Ω)

Bởi vì mạch chỉ có tụ điện nên cường độ dòng điện hiệu dụng được tính theo công thức:

I = U/Zc = 220: 5000/π ≈ 0.14 A

Đáp án: 0.14 A

Thông qua bài viết về cường độ dòng điện của chúng tôi mong sẽ giúp được bạn hiểu hơn cũng như có cái nhìn tổng quan nhất và có thể nhớ lại các công thức tính cường độ dòng điện để áp dụng vào giải bài tập vật lý.

5/5 - (1 bình chọn)