tinh-chat-hoa-hoc-cua-axit

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các tính chất hóa học của axit và các dạng bài tập về tính chất hóa học của axit thường gặp có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé

Định nghĩa axit

Axit là hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với một hay nhiều gốc axit. Nói cách khác, axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại

Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit là gì khác như sau: axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H2S,..

Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

tinh-chat-hoa-hoc-cua-axit

Ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường, giấy quỳ tím có màu tím, nhưng nó sẽ bị đổi màu khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Ở môi trường axit giấy quỳ tím chuyển màu thành đỏ, trong môi trường kiềm bazơ giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Chính vì vậy, trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.

2. Axit tác dụng với kim loại

Phương trình hóa học: Axit + kim loại → muối + H2

Điều kiện phản ứng hóa học:

  • Axit: Thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2 mà sinh ra các khí như CO, CO2, SO2….)
  • Kim loại: Muối tạo bởi các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Cách để ghi nhớ dãy kim loại này là: Khi nào cần may áo Záp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng á phi âu

Ví dụ:

3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)

2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (↑)

Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

Chú ý: Axit HNO2 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ

Phương trình phản ứng: Axit + Bazơ → muối + H2O

Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ và được gọi là phản ứng trung hòa

Ví dụ:

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

4. Tác dụng với oxit bazơ

Phương trình hóa học: Axit + oxit bazơ → muối + Nước

Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

Ví dụ:

6HCl + Fe2O3 → FeCl3 + 3H2O

H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

Điều kiện

  • Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh
  • Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi

Ví dụ:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O

Tham khảo thêm:

Bài tập về tính chất hóa học của axit có lời giải

Ví dụ 1: Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là

A. NaOH

B. Na2CO3

C. H2SO4

D. Ca(OH)2

Lời giải

Chọn đáp án C. Bởi:

CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Ví dụ 2: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

A. Chất khí cháy được trong không khí

B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.

C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.

D. Chất khí không tan trong nước.

Lời giải

Chọn đáp án B bởi:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy, sư sống.

Khí CO2 tan ít trong nước và làm đục nước vôi trong theo phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

A. Ca B. Mg C. Al D. Fe

Lời giải

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2

2/n <……2 …………………………..mol

nFe phản ứng = (0,84.85) : (56.100) = 0,01275 mol

Vậy

⇒ nH2 = nFe pư = 0,01275 mol

⇒ VH2 = 0,01275.22,4 = 0,2856 mol

MM = mM/nM = 18/2/n = 9n g/mol

Nếu n = 1 thì MM = 9 → loại

Nếu n = 2 thì MM = 18 → loại

Nếu n = 3 thì MM = 27 → M là kim loại Al

⇒ Chọn C.

Ví dụ 4: Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M?

Hướng dẫn giải chi tiết:

nFe = 0,08 mol

Gọi thể tích dung dịch hỗn hợp axit cần dùng là V (lít)

⇒ nHCl = 0,5V mol; nH2SO4=0,75V mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,25V ← 0,5V

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,75V ← 0,75V

⇒ nFe = 0,25V + 0,75V = 0,08 => V = 0,08 lít = 80 ml

Ví dụ 5:

Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Lời giải

nBaCl2 = 0,2.0,6 = 0,12mol; nH2SO4 = 0,4.0,5 = 0,2mol

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

tinh-chat-hoa-hoc-cua-axit-1

⇒ H2SO4 dư, BaCl2 phản ứng hết

⇒ nBaSO4 = nBaCl2 = 0,12 mol

⇒ mBaSO4 = 0,12.233 = 27,96 gam

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn nhớ được tính chất hóa học của axit để áp dụng vào làm bài tập nhé

Đánh giá bài viết