dan-lanh-dieu-hoa-bi-dong-tuyet-2

Nếu dàn lạnh điều hòa nhà bạn xuất hiện một lớp tuyết (đá) phủ tấm lưới lọc bên trong dàn lạnh hoặc bám những cục đá nhỏ bám vào phần ống đồng tiếp xúc với mặt lạnh thì điều hòa nhà bạn đang có vấn đề. Bạn cần tìm ra nguyên nhân và xử lý tình trạng này ngay lập tức nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, đặc biệt tiêu tốn điện năng. Ở trong bài viết dưới đây, điện máy Sharp Việt Nam chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết từ A – Z để các bạn cùng tham khảo nhé

Tại sao dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết?

dan-lanh-dieu-hoa-bi-dong-tuyet

– Theo như phân tích của các chuyên gia điện máy cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dàn lạnh bị đóng tuyết như tắc nghẽn đường ống dẫn gas, máy bị thiếu gas, cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng, điều hòa không được bảo dưỡng định kỳ hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp.

Tham khảo: 3 Nguyên nhân cục nóng điều hòa đóng tuyết và cách khắc phục

Cách nhận biết dàn lạnh bị đóng tuyết

– Khi máy lạnh nhà bạn đang hoạt động bỗng nhiên làm lạnh lâu, hơi lạnh tỏa ra yếu dù giảm nhiệt độ thấp vẫn không đủ mát gian phòng như thông thường thì có thể máy đã bị đông đá làm cản trở quá trình hoạt động.

– Đặc biệt khi thấy máy lạnh mất thời gian làm lạnh lâu hơn, ít mát hơn nhưng máy vẫn hoạt động với công suất khá cao và biểu hiện dựa trên hóa đơn tiền điện tăng hơn hẳn so với các tháng trước thì không nên bỏ qua vấn đề dàn lạnh máy lạnh bị đóng tuyết.

Cách khắc phục máy lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh tại nhà

– Biện pháp khắc phục hiện tượng dàn lạnh bị đóng tuyết rất phức tạp phải có kinh nghiệm sửa chữa điều hòa nhưng bạn vẫn có thể kiểm tra sơ bộ trước khi gọi thợ theo các bước sau:

1. Xử lý tắc đường ống dẫn gas

– Do van đường ống dẫn gas bên ngoài cục nóng quá nhỏ, dễ bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt đường ống dẫn.

dan-lanh-dieu-hoa-bi-dong-tuyet-2

– Để phát hiện tình trạng ống dẫn bị tắc nghẽn và sửa chữa kịp thời, bạn cần vệ sinh dàn nóng máy lạnh thường xuyên.

2. Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa 

– Khi sử dụng điều hòa dân dụng từ 3-6 tháng mà bạn không vệ sinh thường xuyên hay bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ khiến bụi bẩn bám vào bên trong cục lạnh và đọng lại bên trong khiến máy bị đóng tuyết.

– Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, bạn nên có 1 đợt kiểm tra và vệ sinh điều hòa định kỳ (

Tham khảo: Bảng giá bảo dưỡng điều hòa tại nhà và cơ quan có VAT mới nhất hiện nay.

3. Kiểm tra và nạp gas điều hòa

– Việc thiếu hụt gas khi sử dụng điều hòa lâu ngày sẽ khiến dàn lạnh hoạt động kém có khi ngừng hoàn toàn, khi đó luồng khí lạnh sẽ tập trung một nơi, không thể xả ra được, gây ra tình trạng phủ tuyết.

– Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra đường ống và các đầu rắc co bắt ở dàn lạnh và dàn nóng điều hòa có bị hở hay không? Nếu có hãy hàn lại và tiến hành nạp lại gas cho máy. Còn nếu bạn không xử lý thì liên hệ tới trung tâm bảo hành hoặc gọi thợ vào xử lý

4. Kiểm tra cánh quạt tản nhiệt

– Trong quá trình sử dụng nhiều cánh quạt tản nhiệt bị bóp méo, xê lệch làm quá trình tản nhiệt ra không đều gây ra bị đóng băng tuyết dàn lạnh.

dan-lanh-dieu-hoa-bi-dong-tuyet-3

– Bạn có thể dùng kìm để kéo thẳng những cánh quạt lại hoặc thay thế cánh quạt mới nếu bị hư hỏng nặng

5. Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp

– Đây cũng là một trong những “thủ phạm” khiến dàn lạnh bị đóng tuyết. Bởi khi nhiệt độ ngoài trời thấp quá mức nhưng bạn vẫn mở điều hòa ở chế độ làm lạnh thấp, điều này sẽ khiến cho băng tuyết có cơ hội được hình thành trên điều hòa.

– Bạn nên sử dụng điều hòa hoạt động trên mức nhiệt độ cao nhưng tốt nhất là dừng hoạt động một khoảng thời gian sao cho băng tuyết trên dàn lạnh dần tan hết là biện pháp tốt nhất trong trường hợp này.

Hậu quả của việc dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết

– Khi dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết có thể gây chạm board mạch trên dàn lạnh, làm oxi hóa các mạch điện tử. Nếu kéo dài, chi phí sửa chữa sẽ cao hơn và giảm đi tuổi thọ của máy lạnh

– Khi lượng gas đã xì gần hết, hơi lạnh bắt đầu yếu dần thì lớp tuyết này bắt đầu tan ra và chảy nước xuống sàn. Trường hợp này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu quý khách đặt đồ điện tử (tivi, máy tính, tài liệu quan trọng) bên dưới máy lạn

– Ngoài ra quý khách còn tốn kém nhiều chi phí hơn nếu máy lạnh chảy nước xuống sàn gỗ, làm bong tróc sàn, gây ẩm mốc

– Mặt khác, điều hòa đóng tuyết cũng tiêu thụ nhiều điện năng hơn bình thường khiến cho chi phí tiền điện tăng cao. Bởi điều hòa có chức năng tự động ngắt khi nhiệt độ trong phòng đã đủ lạnh Tuy nhiên, máy lạnh bị bám tuyết (xì gas) thì không thể làm lạnh cho căn phòng, điều này khiến cho máy lạnh hoạt động liên tục

Bên trên chính là toàn bộ nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng điều hòa bị đóng tuyết dàn lạnh mà chúng tôi đã phân tích kỹ phía trên có thể giúp bạn xử lý được tình trạng này của chiếc điều hòa nhà bạn nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)