dien-tich-hinh-binh-hanh

Bạn gặp rắc rối trong việc giải bài toán tính chu vi và diện tích của một mảnh đất hình bình hành? Làm sao biết được tổng diện tích của mảnh đất đó là bao nhiêu? Sau đây, điện máy Sharp Việt Nam chia sẻ công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành chi tiết giúp bạn tính được chu vi và diện tích của mảnh đất hình bình hành nhanh chóng

Khái niệm hình bình hành là gì?

Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song với nhau hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Trong hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau; 2 đường chéo sẽ cắt nhau tại trung điểm của hình. Hay nói cách khác hình bình hành là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.

cong-thuc-tinh-dien-tich-hinh-binh-hanh

1. Tính chất

Trong hình bình hành thì có:

  • Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  • Các góc đối bằng nhau.
  • Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

2. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt

  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Hình bình hành là hình thang

  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.

S = a x h

Trong đó:

  • S là diện tích.
  • a là cạnh đáy của hình bình hành.
  • h là chiều cao nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.

Ví dụ 1: Cho hình bình hàng có cạnh đáy là bằng 15 Cm và cạnh bên bằng 7 Cm và có chiều cao là 5 Cm. Hãy tính diện tích.

cong-thuc-tinh-dien-tich-hinh-binh-hanh-1

Lời giải : Dựa vào công thức tính trên chúng ta có : S = a × h

=> S = 15 x 5 = 75 Cm

Vậy hình bình hày này có diện tích là 75 Cm

Ví dụ 2: Một hình bình hành có cạnh đáy là 70 cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 18 cm được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích ban đầu là 630 cm2. Tính diện tích của hình ban đầu.

Bài giải:

Phần diện tích giảm đi chính là diện tích của hình bình hành có cạnh đáy là 18m và chiều cao là chiều cao mảnh đất hình bình hành ban đầu.

Chiều cao hình bình hành là:

h = 630 : 18 = 35 (cm)

Diện tích là:

S = a x h = 70 x 35 = 2450 (cm2)

Vậy hình bình hành ban đầu có diện tích là 2450 cm2

Các bạn có thể tham khảo thêm:

Công thức tính chu vi hình bình hành

Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Nói cách khác, chu vi hình bình là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành.

P = (a+b) x 2

Trong đó:

  • P: Chu vi hình hình hành
  • a và b: hai cạnh bất kỳ của hình bình hành

Ví dụ 1: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 6 cm và 8 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ở chi thì chúng ta có:

P = (a +b) x 2 = (6 + 8) x 2 =14 x 2 = 28 cm

Ví dụ 2: Cho hình bình hành có chu vi là 384cm, độ dài cạnh đáy = 5 lần cạnh bên và bằng 8 lần chiều cao.  Tính chu vi hình bình hành.

Lời giải

Gọi a (cm) là độ dài cạnh bên, ta có: cạnh đáy = 5a, chiều cao = 5a/8.

Chu vi hình bình hành là (a + 5a) x 2 = 384.

Mẹo nhớ công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

Ngoài phương pháp thường xuyên làm bài tập thì bạn có thể nhớ công thức tính diện tích, chu vi hình bình hành qua đoạn thơ sau:

Bình hành diện tích tính sao

Chiều cao nhân đáy ra liền khó chi

Chu vi thì cần những gì

Cạnh kề cộng lại ta liền nhân hai.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi giúp bạn tích lũy được chút kiến thức về hình bình hành để áp dụng giải các bài tập nhanh chóng

5/5 - (1 bình chọn)